Giới thiệu việc ban hành luật đo lường Việt Nam-cân điện tử Hoa Sen Vàng
Ý nghĩa của việc ban hành Luật đo lường
Đo lường có vai trò quan trọng đối với đời sống, sản xuất, nghiên cứu
khoa học, an ninh, quốc phòng. Hoạt động đo lường diễn ra hàng ngày
trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học và công
nghệ(KH&CN), quốc phòng, an ninh… ở mỗi quốc gia, trên phạm vi khu
vực và thế giới.
Đo lường thống nhất và chính xác góp phần vào đảm bảo công bằng xã hội,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi tổ chức cá nhân trong các giao
dịch kinh tế, dân sự; sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, vật tư
năng lượng; đảm bảo an toàn; bảo vệ sức khoẻ và môi trường; đẩy mạnh
phát triển KH&CN; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước; là công cụ
đắc lực góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, phát triển kinh tế xã
hội và hội nhập kinh tế quốc tế.
Mục đích cuối cùng của Luật Đo lường là đảm bảo sự công bằng, bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng trong mua bán, thanh toán hàng hoá, dịch vụ
giữa các tổ chức cá nhân; góp phần thúc đẩy sự phát triển khoa học – kỹ
thuật, tiết kiệm tài nguyên, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ con người,
bảo vệ môi trường; thúc đẩy lưu thông hàng hoá và hội nhập kinh tế quốc
tế.
Luật Đo lường quy định nhiều điểm mới so với Pháp lệnh Đo lường năm
1999. Phạm vi của Luật Đo lường được xác định rõ và rộng hơn so với Pháp
lệnh, không chỉ dừng lại với việc điều chỉnh các hoạt động đo lường
pháp định mà còn bao quát tất cả các hoạt động đo lường khác, quyền và
nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động đo lường.
Đăng nhận xét