Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nghị định về xử phạt hành chính đối với lĩnh vực đo lường và chất lượng hàng hóa. Nghị định có nói rõ, Xử phạt hành chính đối với lĩnh vực đo lường và chất lượng hàng hóa khi cân gian và gian lận sẽ bị phạt nếu tìm cách gian lận - tiểu thương cân gian sẽ bị phạt từ 300.000 – 500.000 đồng, mức phạt còn tăng lên từ 4 - 7 triệu đồng nếu tái phạm.
Tuy nhiên, quy định đưa ra nhưng tại TP.HCM vẫn tồn tại nhiều lò “độ” cân gian và hàng ngày người tiêu dùng vẫn vị dân buôn gian bán lận dùng cân điêu móc túi khách hàng.
Các bài viết liên quan đến Tin tức cân điện tử hoặc Vấn đề cân đo đong đếm hiện nay trên thị trường giao dịch mua bán tự do, tìm trong phần tin tức các bài viết.
Phương pháp độ cân
Chúng tôi đến chợ Kim Biên, quận 5. Đây là khu chợ sầm uất bậc nhất TP.HCM với đầy đủ các mặt hàng thiết yếu được đem bán, trong đó có những chiếc cân đồng hồ. Ngoài việc bán cân thật, nơi đây còn là “lãnh địa” của các lò độ cân gian.
Ngay từ sáng sớm, nhiều người đến những lò “độ” cân tấp nập. Người mang theo cân trọng lượng nhỏ thì yêu cầu “độ” ăn vài ba lạng. Dân buôn bán lớn mang theo cân lớn yêu cầu “độ” ăn được nhiều hơn, “ăn” ít nhất là 5 ký, nhiều thì hơn chục ký tùy theo vào trọng lượng thật của chiếc cân ra sao.
Tại lãnh địa chuyên độ cân này có nhiều chiêu “độ” khác nhau, từ những chiêu đơn giản là uốn nắn, mài, thay lò xo cho đến những chiêu cao cấp hơn là “độ” lắc và gắn chíp điện tử vào bên trong chiếc cân, nhờ vào bộ điều khiển từ xa sẽ làm cho cân “ăn” theo ý muốn của chủ buôn.
Hình: chỉ mang tính chất minh họa
Chúng
tôi ghé tiệm N.H. yêu cầu “độ” cho chiếc cân về buôn bán, chủ cửa hàng
là một phụ nữ lớn tuổi niềm nở: “Làm như kiểu gì đây em trai?”. “Ở đây
có kiểu làm như thế nào hả chị?”, tôi hỏi. “Em muốn “độ” kiểu gì tụi chị
cũng đáp ứng. Hiện nay có ba kiểu làm phổ biến: thay, mài lò xo; làm
theo kiểu lắc và gắn “đồ chơi” cho cân”.
Theo chủ cửa hàng, hiện nay người đến yêu cầu làm theo kiểu độ đơn giản (mài, thay lò xo) và “độ” lắc là phổ biến. Còn “độ” theo kiểu gắn “đồ chơi”, chỉ “độ” được cho cân điện tử và cân có trọng lượng lớn. Người đến làm loại này là dân buôn bán lớn vì số lượng “ăn” nhiều gắn “đồ chơi” hay gọi là gắn chíp điện tử gian lận để khó bị phát hiện hơn. Ngoài ra giá thành của một lần “độ” này cũng khá cao, dao động từ 5 triệu cho đến 7 triệu đồng cho mỗi chiếc.
Chúng tôi yêu “độ” lắc cho chiếc cân, nam nhân viên của cửa hàng nhận chiếc cân và bắt đầu “đại phẫu”. Theo quan sát của chúng tôi, để thực hiện chiêu này, nhân viên đã phải thay lò xo rồi uốn nắn và làm thay đổi nhiều bộ phận bên trong chiếc cân. Trong khoảng 10 phút, chiếc cân của chúng tôi đã được “phù phép”.
Xong việc, nam nhân viến lấy một số cục sắt thử đưa lên bàn cân và nói: “Chiếc cân này của anh trọng lượng tối đa là 5 kg, nay em làm cho nó thành 6 kg, “ăn” được 1 kg. Theo quy ước cứ mỗi kg “ăn” được 2 lạng, 10 kg thì “ăn” được 2 kg. Cân có trọng lượng càng lớn thì “ăn” được càng nhiều. Nếu anh muốn làm cho cân “ăn” ít hơn tụi em cũng làm được”.
Theo tư vấn của nhân viên, hiện nay “độ” lắc được tiểu thương sử dụng nhiều vì “độ” theo kiểu này rất dễ sử dụng lại khó phát hiện. Khi người tiêu dùng nghi ngờ và muốn thử cân, người sử dụng chiếc cân chỉ cần lắc nhẹ chiếc cân sẽ trở lại với giá trị thật của nó và không còn tính sai lệch nữa, như vậy thiệt hại cho người mua hàng gặp phải cân điêu móc túi.
Người mua hàng bị móc túi trắng trợn
Nhiều người dân bức xúc bởi những trò bịp bợm, móc túi trắng trợn giữa ban ngày của dân buôn gian bán lận: “Nhà có khách, em ra chợ mua đồ về nấu ăn thì bị chồng la mắng vì mua quá ít đồ ăn. Ngạc nhiên bởi lời ta thán của chồng, em mang những đồ ăn đó đi cân thử mới nhận ra mình bị những người bán hàng ăn cắp mỗi bịch đồ ăn tới vài lạng. Quá bức xúc, mang đồ ra chợ để nói chuyện phải trái nhưng người bán hàng chối bay chối biến”, chị Cao Thị Luyến, quận Thủ Đức cho biết.
Anh Phạm Trọng Điều, người sửa cân có kinh nghiệm lâu năm cho biết, nhìn bên ngoài, không thể phát hiện được chiếc cân có được “yểm bùa” hay không vì tất cả bộ phận làm sai lệch đều nằm bên trong của cân. Cách tốt nhất khi đi mua hàng muốn nhận biết cân gian chúng ta đưa ngón tay để vào bàn cân, nếu thấy chiếc cân bị lực của ngón tay mà lún sâu thì y như rằng chiếc lò xo ấy đã được “hô biến”.
Anh Điều cho biết thêm, khi gặp những khách hàng khó tính và cảnh giác với cân “độ”, chủ buôn sẽ thực hiện màn đối phó với khách hàng bằng việc cân thêm một số lượng giá trị thừa ra mà người tiêu dùng muốn mua nhưng số tiền vẫn không thay đổi.
Để tìm hiểu sâu hơn về những chiêu trò bịp bợm của dân buôn, chúng tôi đến chợ Linh Xuân (Thủ Đức), nơi có nhiều người bán hàng rong và mua 2 kg trái cây. Người bán hàng đưa trái cây lên cân, thấy ít tôi phàn nàn: “2 kg trái cây sao mà ít như vậy!?”. Người bán hàng liền bỏ thêm một số trái cây vào bàn cân rồi đưa cho tôi nhưng lại tính tiền theo giá đã thỏa thuận lúc ban đầu. Tuy nhiên, mang số trái cây đó đi thử tại một cửa hàng uy tín, số lượng trái cây không hề thay đổi mà vẫn là 2 kg.
Hiện nay, cân gian xuất hiện ở khắp nơi trên địa bàn thành phố, thậm chí cân gian theo những người bán hàng rong có mặt ở khắp các ngõ ngách để móc túi người tiêu dùng. Vì thế để tránh bị móc túi, người tiêu dùng nên tìm đến những địa chỉ mua bán có uy tín, không nên mua hàng ngoài chợ trời, chợ tự phát...
Theo chủ cửa hàng, hiện nay người đến yêu cầu làm theo kiểu độ đơn giản (mài, thay lò xo) và “độ” lắc là phổ biến. Còn “độ” theo kiểu gắn “đồ chơi”, chỉ “độ” được cho cân điện tử và cân có trọng lượng lớn. Người đến làm loại này là dân buôn bán lớn vì số lượng “ăn” nhiều gắn “đồ chơi” hay gọi là gắn chíp điện tử gian lận để khó bị phát hiện hơn. Ngoài ra giá thành của một lần “độ” này cũng khá cao, dao động từ 5 triệu cho đến 7 triệu đồng cho mỗi chiếc.
Chúng tôi yêu “độ” lắc cho chiếc cân, nam nhân viên của cửa hàng nhận chiếc cân và bắt đầu “đại phẫu”. Theo quan sát của chúng tôi, để thực hiện chiêu này, nhân viên đã phải thay lò xo rồi uốn nắn và làm thay đổi nhiều bộ phận bên trong chiếc cân. Trong khoảng 10 phút, chiếc cân của chúng tôi đã được “phù phép”.
Xong việc, nam nhân viến lấy một số cục sắt thử đưa lên bàn cân và nói: “Chiếc cân này của anh trọng lượng tối đa là 5 kg, nay em làm cho nó thành 6 kg, “ăn” được 1 kg. Theo quy ước cứ mỗi kg “ăn” được 2 lạng, 10 kg thì “ăn” được 2 kg. Cân có trọng lượng càng lớn thì “ăn” được càng nhiều. Nếu anh muốn làm cho cân “ăn” ít hơn tụi em cũng làm được”.
Theo tư vấn của nhân viên, hiện nay “độ” lắc được tiểu thương sử dụng nhiều vì “độ” theo kiểu này rất dễ sử dụng lại khó phát hiện. Khi người tiêu dùng nghi ngờ và muốn thử cân, người sử dụng chiếc cân chỉ cần lắc nhẹ chiếc cân sẽ trở lại với giá trị thật của nó và không còn tính sai lệch nữa, như vậy thiệt hại cho người mua hàng gặp phải cân điêu móc túi.
Người mua hàng bị móc túi trắng trợn
Nhiều người dân bức xúc bởi những trò bịp bợm, móc túi trắng trợn giữa ban ngày của dân buôn gian bán lận: “Nhà có khách, em ra chợ mua đồ về nấu ăn thì bị chồng la mắng vì mua quá ít đồ ăn. Ngạc nhiên bởi lời ta thán của chồng, em mang những đồ ăn đó đi cân thử mới nhận ra mình bị những người bán hàng ăn cắp mỗi bịch đồ ăn tới vài lạng. Quá bức xúc, mang đồ ra chợ để nói chuyện phải trái nhưng người bán hàng chối bay chối biến”, chị Cao Thị Luyến, quận Thủ Đức cho biết.
Anh Phạm Trọng Điều, người sửa cân có kinh nghiệm lâu năm cho biết, nhìn bên ngoài, không thể phát hiện được chiếc cân có được “yểm bùa” hay không vì tất cả bộ phận làm sai lệch đều nằm bên trong của cân. Cách tốt nhất khi đi mua hàng muốn nhận biết cân gian chúng ta đưa ngón tay để vào bàn cân, nếu thấy chiếc cân bị lực của ngón tay mà lún sâu thì y như rằng chiếc lò xo ấy đã được “hô biến”.
Anh Điều cho biết thêm, khi gặp những khách hàng khó tính và cảnh giác với cân “độ”, chủ buôn sẽ thực hiện màn đối phó với khách hàng bằng việc cân thêm một số lượng giá trị thừa ra mà người tiêu dùng muốn mua nhưng số tiền vẫn không thay đổi.
Để tìm hiểu sâu hơn về những chiêu trò bịp bợm của dân buôn, chúng tôi đến chợ Linh Xuân (Thủ Đức), nơi có nhiều người bán hàng rong và mua 2 kg trái cây. Người bán hàng đưa trái cây lên cân, thấy ít tôi phàn nàn: “2 kg trái cây sao mà ít như vậy!?”. Người bán hàng liền bỏ thêm một số trái cây vào bàn cân rồi đưa cho tôi nhưng lại tính tiền theo giá đã thỏa thuận lúc ban đầu. Tuy nhiên, mang số trái cây đó đi thử tại một cửa hàng uy tín, số lượng trái cây không hề thay đổi mà vẫn là 2 kg.
Hiện nay, cân gian xuất hiện ở khắp nơi trên địa bàn thành phố, thậm chí cân gian theo những người bán hàng rong có mặt ở khắp các ngõ ngách để móc túi người tiêu dùng. Vì thế để tránh bị móc túi, người tiêu dùng nên tìm đến những địa chỉ mua bán có uy tín, không nên mua hàng ngoài chợ trời, chợ tự phát...
Tác giả bài viết: Hoa Sen Vàng
Nguồn tin: Khampha.vn
Đăng nhận xét